Chỉ dẫn Người_Nùng

  1. Người Bố Y ở tỉnh Quý Châu, Trung Quốc có quan hệ huyết thống với người Tráng sống dọc ranh giới Quảng Tây-Quý Châu, nhưng chính phủ Trung Quốc phân loại họ thành một sắc tộc riêng vì đường ranh giới giữa Quảng TâyQuý Châu.[5] Theo đó các cư dân sống tại địa phận Quý Châu được phân loại là Bố Y, và các cư dân sống tại địa phận Quảng Tây được phân loại là Tráng. Theo Phạm Hồng Quý (Fan Honggui 范宏貴) (2000:110-112), có những gia đình sống dọc đường ranh giới tỉnh bị phân loại là dân tộc Bố Y trong khi họ hàng của họ tại Quảng Tây lại bị phân loại là Tráng.[6] Một vấn đề tương tự cũng diễn ra dọc đường biên giới Việt-Trung.[6] Việt Nam cũng áp dụng cùng một chính sách phân loại dân tộc, nhưng chính sách này được thực hiện một cách độc lập và điều không thể tránh khỏi là đưa đến một kết quả hoàn toàn khác. Ví dụ, những người được xem là Tráng tại Trung Quốc thì tại Việt Nam bị chia thành vài sắc tộc, như Tày và Nùng, hoặc một nhánh của Sán Chay (Phạm Hồng Quý 1999:286).[6]
  2. Tên gọi Tai-Kadai do Paul K. Benedict đề xuất vào những năm 1940, trong đó '-Kadai' là từ ghép giữa ka, một tiền tố trong các ngôn ngữ Gelao (Cờ Lao) có nghĩa là người và dai, một trong số các tên tự xưng của người Hlai sống trên đảo Hải Nam (Trung Quốc). '-Kadai' không phải là tên tộc danh được bất cứ nhóm dân tộc nào trong ngữ hệ này sử dụng, do đó tên gọi Tai-Kadai dần bị Kra-Dai thay thế. Kra-Dai do Weera Ostapirat (2000) đưa ra, là một từ ghép giữa hai tộc danh Kra và Tai (Dai).
  3. Một phần trong các phục nguyên của tiếng Yue (Việt) và Wu (Ngô) cổ xem tại Stray loanword gleanings from two ancient Chinese literary texts, Wolfgang Behr (2002) và Erkundungen zur Sprache des alten Wu und Yue, Wolfgang Behr (2004) . Các phục nguyên này được đối chiếu duy nhất với các ngôn ngữ trong ngữ hệ Tai-Kadai.
  4. James R. Chamberlain chỉ ra rằng nhóm dân Austro-Asiatic được các nhà ngôn ngữ học gọi là 'Vietic' là các di dân mới đến của khu vực đồng bằng sông Hồng.[43] Nhóm dân Austro-Asiatic này di cư từ khu vực ngày nay là đông Trường Sơn thuộc miền trung Việt Nam và tây trường sơn thuộc các tỉnh Khammouane và Borikhamxay, Lào lên phía bắc đến đồng sằng sông Hồng.[44] Liam C. Kelley trích dẫn Xu Songshi (1946) chỉ ra rằng tên gọi các địa danh trong tấm bản đồ của Trung Hoa về khu vực đồng bằng sông Hồng và bắc trung bộ Việt Nam vào thời khu vực này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của nhà Minh thế kỷ XV có sự hiện hữu của các từ ngữ Tai. Các tên gọi trong tấm bản đồ đó bao gồm: Cổ Bàng (古榜), Cổ Lão (古老), Cổ Lễ (古禮), Cổ Dũng (古勇), Cổ Long (古龍), Cổ Phí (古費), Cổ Đằng (古藤), Cổ Hồng (古宏), Cổ Lôi (古雷), Cổ Bình (古平), Cổ Đặng (古鄧), Cổ Xã (古社), và Cổ Nông (古農). Theo Xu Songshi, các chữ: tư (思), đô (都), đa (多), na (那), bố (布), và điều (調) cũng tồn tại trong tiếng Tráng, và ở Việt Nam thế kỷ thứ XV cũng có những địa danh tồn tại các chữ này, ví dụ: Na Ngạn (那岸), Lục Na (陸那), Đa Cẩm (多錦), Đa Dực (多翌), Tư Dung (思容), Điều An (調安), và Bố Chân (布真).[45] Mặc dù Xu Songshi không cho biết những từ này có nghĩa gì trong tiếng Tráng, bất kỳ ai quen thuộc với ngôn ngữ Tai đều biết rằng na/na nghĩa là ruộng.[45] Thêm vào đó những tên gọi trong truyền thuyết của Việt Nam, như: Mỵ Nương, Quan Lang, Bồ Chính đều được lấy từ ngôn ngữ Tai, chính xác hơn là những từ Tai bị Hán hóa.[46]
  5. Jeffrey G. Barlow (1997) chỉ ra rằng các thung lũng lớn là trung tâm hệ thống chính trị của người Tráng. Người Hán sau này gọi chúng là động (峒). Tên khởi nguyên của từ này trong tiếng Tráng là lung, và dường như dùng để chỉ một vùng đất được đào mương và đắp đê cho mục đích nông nghiệp. Trong phương ngữ Tráng Vũ Minh hiện đại ngày nay, phát âm của chữ này là congh và cuengh, rất gần với Dong trong tiếng Hán. Một hệ thống tương tự được gọi là mường (muong/muang) tồn tại ở các cư dân Tai tại Việt Nam ngày nay.[48]
  6. po hoặc bu tương đương với mường trong các xã hội Tai Tây Nam.[51]
  7. manqiu 蠻酋.
  8. Theo James A. Anderson thản xước (tanchou 坦綽) nghĩa là hào phóng và thanh bình, một tước hiệu thường được phong cho các thái tử của dòng họ cai trị vương quốc Nanzhao.[54]
  9. Trong hơn hai nghìn năm, người Tráng/Nùng đã phục vụ như lính đánh thuê trong các đội quân của Việt Nam và Trung Hoa.[62] Các binh lính người Tráng từ khu vực Quảng Tây được triển khai xa đến tận Giang Nam vào thời Minh chống lại Nụy Khấuđảo Hải Nam.[63] Các đội quân này được gọi là Lang Binh (狼兵).
  10. Đường Nhân (唐人) là tên gọi chỉ người Hán sống tại miền nam Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_Nùng http://chl-old.anu.edu.au/publications/typnewslett... http://pacling.anu.edu.au/materials/Blust2013Austr... http://freepages.family.rootsweb.ancestry.com/~chi... http://www.chinatyxk.com/editer/doc/20121129242165... http://www.encyclopedia.com/article-1G2-2591309720... http://www.gio-o.com/NgoBacJGBarlow.html http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1749-... http://www.academia.edu/10168550/East_Asian_ethnol... http://www.academia.edu/21896765/Some_Recent_Propo... http://www.academia.edu/26296118/Kra-Dai_and_the_P...